Ở Nhật Bản, ngày Tết thiếu nhi được gọi là Kodomo no Hi – có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ thường được tổ chức vào ngày 5/5. Ban đầu ngày lễ này có ý nghĩa riêng với các bé trai bởi bé gái đã có ngày lễ riêng vào 3/3 hàng năm. Nhưng bắt đầu từ năm 1948, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tango no Sekku được đổi tên thành “Kodomo no Hi”, được chính phủ Nhật công nhận là quốc lễ, với ý nghĩa cầu mong hạnh phúc, bình an và những điều tốt đẹp đến với các bạn nhỏ.

Biểu tượng ngày Tết thiếu nhi tại Nhật Bản

Một biểu tượng đặc trưng và cũng là quan trọng nhất trong ngày Kodomo no hi tại Nhật Bản là những chiếc đèn lồng cá chép đầy sắc màu với tên gọi là Koinobori, trong đó, Koi có nghĩa là cá chép, Nobori mang nghĩa là đèn lồng.

Ngày tết Thiếu nhi ở Nhật Bản - 3
Những chiếc đèn lồng cá chép đầy sắc màu (Ảnh: Japagazine).

Nguồn gốc của “vị sứ giả” này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ của Trung Quốc, khi loài cá chép đã trải qua một chặng đường gian nan, vượt qua sông Hoàng Hà để hóa thành rồng.

Vì vậy, hình ảnh cá chép vượt vũ môn đã trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên trì, không ngại khó khăn để vươn tới thành công, và đó cũng là những ước mong mà người dân Nhật Bản muốn gửi gắm tới các em bé – thế hệ tương lai của đất nước.

Đặc trưng cho trẻ em ngày Tết thiếu nhi Nhật Bản

Lá cây Shobu có hương thơm đậm, dùng làm nước tắm có tác dụng trừ tà, tốt cho sức khỏe. Điểm đặc biệt là lá Shobu có hình dạng như một thanh gươm, hơn nữa Shobu (菖蒲) đồng âm với Shobu (尚武) có nghĩa đề cao tinh thần thượng võ và đồng âm tiếp với Shobu (勝負) nghĩa thắng bại chính vì vậy mà việc tắm lá Shobu vô cùng phù hợp với sự mong mỏi của cha mẹ dành cho con mình, muốn có biết đấu tranh chống lại các ác, cái xấu để đạt được thành công.

Sau khi tắm lá các bé sẽ được ăn hai loại bánh gạo nếp đậu đỏ.

  • Một loại bánh được bọc trong lá sồi gọi là Kashiwa Mochi

  • Loại bánh còn lại bọc trong lá tre được gọi là Chimaki

bánh Kashiwa mochi

Nói tới cây sồi và cây tre thì đây cũng là hai loại cây tượng trưng cho sự phát triển vững chãi và thành công của con người.

Búp bê võ sĩ – Musha Ningyo (武者人形 )

Từ năm 794 – 1185 là thời Heian, lễ “Tango no Sekku” hầu như chỉ được tổ chức trong các gia đình quý tộc. Tới thời Kamakura (1185-1333) tập tục treo vật dụng của Samurai trước cổng bắt đầu xuất hiện. Những vật dụng này bao gồm áo giáp, gươm, mũ sắt, cung tên, cờ lụa. Đây đều là những đồ vật tượng trưng cho sự dũng cảm của dũng sĩ trong các cuộc chiến đấu qua đó giáo dục các bé trai về sự dũng cảm, thành công của các Samurai.

Sự kiện truyền thống Nhật Bản: Tết Thiếu nhi (Tết Đoan Ngọ) ngày 5/5 | WAppuri

Với gia đình thường dân, vật dụng của Samurai chỉ được mô phỏng lại bằng giấy sau đó treo trước cổng nhà. Về sau này chúng được thu nhỏ lại, đặt trên các gian thời Tokonoma ở phòng khách. Ngày nay bên cạnh các vật dụng của Samurai thì những búp bê Musha Ningyo biểu tượng cho các nhân vật anh hùng trong truyện thần thoại và câu chuyện lịch sử cũng được trưng bày một cách vô cùng trang trọng. Những nhân vật búp bê này là Momotaro (桃太郎) tượng trưng cho sự dũng cảm, Kintaro (金太郎) là cho sức khỏe phi thường và cuối cùng Shoki (しょうき) là sự chiến thắng ma quỷ.

Liên hệ MIKI qua hotline, fanpage để được tư vấn chi tiết và đặt hàng online.
—————————————————
MIKI HOUSE® // Thời Trang Trẻ Em Cao Cấp
• Cửa hàng: Tầng 3 AKURUHI TOWER
Địa chỉ: 124 Trần Quang Khải, Quận 1, HCM
• Giờ mở cửa: 10:00AM – 9:30PM
• Hotline: 028 3822 3827
• Fanpage: MIKI HOUSE ( @mikihousestorevn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat với Mikihouse
Chọn ngôn ngữ